Bảo trì báo cháy định kỳ

https://ppthietbidien24h.com/wp-content/uploads/2019/12/bảo-trì-hệ-thống-báo-cháy-notifier-honeywell-gese.png

Bảo trì báo cháy là công việc rất quan trọng để hệ thống báo cháy hoạt động tốt, tránh nguy cơ hỏa hoạn gây thiệt hại đến tài sản và đảm bảo an toàn cho con người lại là một việc cầp thiết.

Để hiểu hơn về việc Bảo trì báo cháy chúng ta cần nắm được các thiết bị chính trong hệ thống báo cháy.

Các thiết bị báo cháy cần được bảo trì

1. Trung tâm báo cháy

– Trung tâm báo cháy được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: Một bảng điều khiển chính, các module, một biến thế, pin trữ điện

2. Thiết bị đầu vào

– Đó chính là phương tiện nhận tín hiệu cho hệ thống báo cháy. Hệ thống bao gồm đầu báo khói, đầu báo nhiệt, báo gas, báo lửa … và công tắc khẩn.

3. Thiết bị đầu ra

– Là các công cụ hiển thị vị trí báo cháy và phát thông báo, gồm chuông báo động có cháy, đèn báo động, đèn thoát hiểm, bộ quay số điện thoại tự động…
Tất cả thiết bị của hệ thống này sẽ được hoạt động theo một cơ chế đơn giản nhưng hiệu quả, đảm bảo tính chính xác cao và rộng rãi tới mọi vị trí của công trình.

Quy trình bảo trì hệ thống báo cháy

Để các thiết bị được hoạt động tốt, hoạt động tin cậy thì chúng ta cần bảo trì hệ thống thường xuyên định kỳ theo quy định. Sau đây GESE sẽ giúp các bạn nắm được các quy trình bảo trì các thiết bị báo cháy.

1. Bảo trì tủ trung tâm báo cháy gồm

Kiểm tra tín hiệu thông số kỹ thuật bo mạch của bộ điều khiển trung tâm
Kiếm tra bộ phận nguồn của tủ trung tâm
Lập trình lại trung tâm, bảng điều khiển, tín hiệu đèn, bàn phím
Lau chùi tiếp điểm và thổi bụi cả tủ
Chạy thử toàn bộ tủ điều khiển sau khi đã kiểm tra và bảo dưỡng.

2. Bảo trì hệ thống cáp tín hiệu

Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống cáp tín hiệu.
Xác định lại độ bền và các mối nối cáp.
Bổ sung các mối nối vào bản vẽ sơ đồ thiết bị ( Do sự cố mất tín hiệu thường xảy ra tại các vị trí nối cáp tín hiệu )

3. Bảo trì đầu dò khói

Kiểm tra bộ phận nguồn, dây tín hiệu
Lau chùi các tiếp điểm, lau chùi bụi vv…
Đo các thông số kỹ thuật, test khói.
Test lại khả năng hoạt động của hệ thống, đầu dò tín hiệu.

4. Bảo trì đèn chớp báo cháy

Kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu.
Kiểm tra bộ phận nguồn.
Lau chùi bụi và các tiếp điểm.

5. Bảo trì còi báo cháy

Kiểm tra độ rung.
Kiểm tra bộ phận nguồn
Kiểm tra dây tín hiệu
Kiểm tra thiết bị chữa cháy
Lau chùi các tiếp điểm và lau chùi bụi.

6. Bảo trì nút nhấn khẩn

Kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu.
Kiểm tra bộ phận nguồn.
Lau chùi bụi bẩn và các đầu nối tiếp xúc.

Để được tư vấn đầy đủ nhất xin vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi